Ngày nay trào lưu du học đang lan tỏa thành một làn sóng mạnh mẽ trong cộng đồng những người Việt trẻ. Nhật Bản là một trong những điểm đến du học thu hút lượng lớn du học sinh trên thế giới bởi nền kinh tế phát triển và nền văn hóa truyền thống được gìn giữ và phát huy có chọn lọc.
Với chiều dài 2500km kéo dài từ Bắc vào Nam và tổng diện tích 378.000 km2, đất nước Nhật Bản xinh đẹp được bạn bè năm châu biết đến với cái tên mỹ miều: xứ sở hoa anh đào cùng với ngọn núi Phú Sĩ hùng vĩ. Càng ngày Nhật Bản càng trở thành một điểm đến du học hấp dẫn sinh viên đến từ các nước trên thế giới.
1. Hệ thống giáo dục
Hệ thống giáo dục của Nhật Bản được gọi là “hệ thống 6 – 3 – 3 – 4” trong đó bao gồm:
6 năm Tiểu học – 3 năm Trung học cơ sở – 3 năm Trung học – 4 năm Đại học
Nhật Bản có 3 loại trường:
– Trường Đại học: Thời gian học là 4 năm. Ngoại trừ ngành Y có thời gian học là 6 năm.
– Trường Cao đẳng: nhằm đáp ứng những học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông, có nguyện vọng học các ngành khoa học, nghệ thuật. Thời gian học từ 2 đến 3 năm.
– Trường Kỹ thuật dạy nghề: nhằm đáp ứng những học sinh đã tốt nghiệp Trung học cơ sở có nguyện vọng học các nghề. Thời gian học là 2 năm. Riêng đối với các ngành như cơ khí, kỹ thuật hàng hải thời gian học là 5 năm. Sau khi tốt nghiệp các trường dạy nghề, học sinh có nguyện vọng có thể nộp đơn vào học tập ở bậc cao hơn tại một số trường Đại học chuyên ngành.
2. Các khóa học và điều kiện nhập học
Học tiếng Nhật
– Phải hoàn thành THPT hệ 12 năm.
– Du học sinh phải học trước ít nhất 150 tiết tiếng Nhật ở Việt Nam và thi đỗ kỳ thi JLPT, TOPJ hoặc NAT-TEST.
Sau khi nộp hồ sơ, trường sẽ thông báo cho du học sinh biết kết quả xét duyệt.
Học Cao Đẳng:
– Có bằng tốt nghiệp THPT hệ 12 năm.
– Có Chứng chỉ năng lực tiếng Nhật loại 2 trở lên.
– Thường thì thí sinh phải đỗ kì thi nhập học của trường đó. Vài trường dựa vào kết quả EJU (Kỳ thi du học Nhật Bản tổ chức tại nhiều nước trên thế giới) để làm tiêu chuẩn tuyển sinh. Tùy từng trường mà mức điểm EJU khác nhau.
Học Đại học:
– Có bằng tốt nghiệp THPT hệ 12 năm trở lên
– Chứng chỉ Năng lực tiếng Nhật loại 2 trở lên. Nếu thi sinh dùng điểm EUJ thì không cần Chứng chỉ Năng lực tiếng Nhật (vì môn tiếng Nhật trong kì thi EJU thay thế cho thi Năng lực tiếng Nhật). Yêu cầu mức điểm EJU tuỳ từng trường mà sẽ khác nhau.
– Một số trường chấp nhận xét tuyển hồ sơ và phỏng vấn tiếng, nhưng hầu hết các trường đều bắt thí sinh tham dự thi EJU.
Học Cao học:
– Có bằng tốt nghiệp Đại học hoặc bằng cấp được công nhận tương đương Đại học trở lên, hoặc:
– Đã học xong chương trình 16 năm giáo dục nhà trường ở nước ngoài, hoặc:
– Đã học xong chương trình 15 năm giáo dục nhà trường ở nước ngoài, có thành tích học tập xuất sắc và đã lấy được tín chỉ theo qui định của Cao học, hoặc:
– Người đủ 22 tuổi, được công nhận là có năng lực học vấn tương đương cử nhân Đại học và qua được vòng xét tuyển Cao học.
Tất cả các đối tượng trên đều phải qua kì thi xét tuyển Sau Đại học (một số trường chỉ xét tuyển hồ sơ, tuy nhiên không nhiều). Vài trường có yêu cầu phải tham dự “Kì thi kiểm tra Năng lực tiếng Nhật”
Học tiến sỹ:
– Có bằng Thạc sỹ hay được công nhận có học vấn tương đương Thạc sỹ.
– Người đủ 24 tuổi được công nhận là có năng lực học vấn tương đương Thạc sỹ trở lên và qua được vòng thi tuyển Tiến sỹ.
– Tiến sỹ Y khoa và Thú y có quy định riêng
Cả học Thạc sỹ và tiến sỹ, ngoài một vài trường xét tuyển dựa trên bộ hồ sơ đã nộp, hầu hết học viên đều phải dự thi kỳ thi nhập học tổ chức tại Nhật Bản. Bên cạnh việc xét hồ sơ tuyển sinh bậc sau đại học ở Nhật Bản còn bao gồm cả yêu cầu viết một bài luận văn ngắn dự phỏng vấn chủ yếu về chuyên ngành học của học viên cũng như kiểm tra viết bằng tiếng Nhật, tiếng Anh hay một số thứ tiếng khác và các môn chuyên ngành cụ thể khác.
Học nghiên cứu sinh:
Nghiên cứu sinh là chế độ đặc biệt của Nhật Bản. Đây là dạng sinh viên không chính quy được phép tham gia nghiên cứu một chuyên mục đặc biệt nào đó trong khoảng thời gian 6 tháng đến 1 năm, không có mục đích lấy bằng:
– Có bằng Đại học, hoặc bằng Thạc sỹ, Tiến sỹ tùy theo từng khóa học;
– Thành thạo tiếng Nhật hoặc tiếng Anh (nếu khóa học giảng dạy bằng tiếng Anh);
– Hầu hết các trường đều yêu cầu Nghiên cứu sinh phải tìm Giáo sư hướng dẫn trước khi vào học, một số trường còn yêu cầu phải có ý kiến đồng ý hướng dẫn của vị Giáo sư này trước khi nộp đơn;
– Chủ yếu xét tuyển qua Hồ sơ nhập học
4. Chi phí sinh hoạt:
Chi phí sinh hoạt ở Nhật Bản nhìn chung là khá đắt đỏ so với một số nước trên thế giới đặc biệt là ở trung tâm thủ đô Tokyo:
– Ở nội trú: 20.000 – 40.000 Yên/tháng (5 triệu ~ 10 triệu VNĐ/tháng)
– Thuê nhà: 40.000 – 60.000 Yên/tháng (10 triệu ~ 13 triệu VNĐ/tháng)
5. Học phí
Khoá học |
Học phí (Yên) |
Học phí (VND) |
Học tiếng |
567.000 – 780.00 |
141 – 195 triệu |
Học đại học |
640.200 – 746.900 |
160 – 186 triệu |
Học cao học |
746.900 – 1.067.000 |
186- 250 triệu |
6. Việc làm thêm
Mức lương mà lưu học sinh có thể được trả từ 1000 – 2000 USD/tháng.
Mọi thông tin chi tiết về du học Nhật Bản xin vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn nhanh nhất
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN GIÁO DỤC QUỐC TẾ TH
Trụ sở: Số 36 ngách 254/45 đường Bười, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
Hotline: 0989 991 881 – 0916873638
VPGD: Số 277 phố Đội Cấn, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội
Hotline: 0989 055 798 | Tel: 0243.722.1141 – 0243.8346.785
Email: info@th-education.vn | tuvanduhoc@th-education.vn
Website: www.th-education.vn
Fanpage: www.facebook.com/TH.edu.vn