TỔNG QUAN ĐẤT NƯỚC THỤY SĨ

Tên chính thức:           Liên bang Thụy Sĩ

Thủ đô:                        Thành phố Bern

Diện tích:                    41,285 km2

Dân số:                        ~ 7.5 triệu người

Ngôn ngữ:                   Tiếng Pháp, Đức, Ý và Romansh

Đơn vị tiền tệ:             Franc Thụy Sỹ (CHF)

Các thành phố lớn:      Bern, Zurich, Lucerne, Geneva.

I/ Khí hậu – Tự nhiên

Thụy Sỹ là một quốc gia không giáp biển thuộc khu vực Tây Âu, giáp với Pháp, Đức, Ý và Áo. Địa hình phía nam Thụy Sỹ chủ yếu là đồi núi, với đỉnh Alps là dãy núi cao nhất, được bao quanh bởi nhiều sông lớn. Khu vực đông dân cư phía Bắc chiếm 30% diện tích cả nước được gọi là vùng đất trung tâm; bao gồm các dạng địa hình đồi, rừng và đồng cỏ. Dù diện tích không lớn, nhưng địa hình đa dạng giúp Thụy Sỹ trở thành “cái nôi” du lịch của Châu Âu, thu hút hàng ngàn khách du lịch thế giới. Đến với đất nước xinh đẹp này, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm trượt tuyết trên các ngọn núi hùng vĩ trắng xóa tuyết phủ, ngồi ngắm nhìn mặt hồ Geneva, Constance hay Maggiore rộng lớn, hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời, chiêm ngưỡng những công trình cổ trong các thành phố xinh đẹp.

Bên cạnh đó, khí hậu Thụy Sỹ rất ôn hòa, dễ chịu. Mùa hè có xu hướng ẩm với những cơn mưa rào và mùa đông lạnh, với nhiệt độ trung bình khoảng 20°C – 28°C. Ngược lại, mùa đông Thụy Sỹ nhiều mây với những đợt tuyết phủ, nhiệt độ trung bình khoảng 5°C – 10°C nhưng lại không hề buốt giá. Thời tiết thuận lợi như vậy đã trở thành môi trường tốt cho cây cỏ, thiên nhiên phát triển; đồng thời cũng giúp cho các bạn sinh viên yên tâm trong suốt quá trình học tập.

II/ Kinh tế – Xã hội

Tuy là một quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng Thụy Sỹ lại có mức độ phát triển kinh tế vững mạnh và đáng kể trên toàn cầu, nắm giữ vị trí quan trọng về kinh tế – tài chính với hệ thống ngân hàng uy tín đặc biệt nổi tiếng thế giới. Đồng thời, đây cũng là quốc gia phát triển cao tại châu Âu, trong đó những ngành đạt trình độ hàng đầu phải kể tới: du lịch khách sạn, cơ khí chế tạo, tài chính – ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm, dược phẩm, chế tạo đồng hồ – đồ trang sức.

Không có ngôn ngữ riêng của quốc gia, Thụy Sỹ là kết hợp của những ngôn ngữ của các quốc gia láng giềng: khu vực giáp với Đức nói tiếng Đức; giáp với Pháp nói tiếng Pháp và giáp với Ý nói tiếng Ý. Cũng bởi vậy mà một người dân Thụy Sỹ có thể nói 2, 3 thứ tiếng khác nhau.

Về xã hội, Thụy Sỹ cũng được coi là một trong những quốc gia trong lành, yên bình và an toàn nhất châu Âu. Đến với Thụy Sỹ, các bạn sẽ thấy mình thoát khỏi được những xô bồ, đông đúc ồn ào; mà thay vào đó là một môi trường văn minh cùng những con người thư thái, hiền lành. Với tỉ lệ tội phạm vô cùng thấp, sinh viên quốc tế tại Thụy Sỹ có thể hoàn toàn yên tâm kể cả khi ra ngoài buổi đêm. Hơn hết, các bạn sẽ được thử cảm giác ngồi trong một quán bar đung đưa theo điệu nhạc, cùng nhau tổ chức các buổi tiệc, buổi thịt nướng BBQ ngoài trời, picnic ngắm nắng vàng trên những đồng cỏ hay chinh phục những ngọn núi hùng vĩ. Chắc chắn đó sẽ là những trải nghiệm mà bạn không dễ dàng có được và khó có thể nào quên.

III/ Giáo dục – Đào tạo

Chính phủ Thụy Sỹ dành rất nhiều nguồn lực cho giáo dục và coi đó là một trong những quốc sách hàng đầu để thúc đẩy sự phát triển của đất nước, của con người. Chính bởi vậy mà sinh viên tới Thụy Sỹ sẽ được học tập trong môi trường tiên tiến, hiện đại và chất lượng giáo dục uy tín.

Chuyên ngành đào tạo thế mạnh tại Thụy Sỹ là Quản trị Kinh doanh, Tài chính, Ngân hàng và đặc biệt là Quản trị Du lịch – Khách sạn. Lí do Thụy Sỹ được coi là quốc gia đào tạo khối ngành Quản trị Du lịch – Khách sạn tốt nhất thế giới là bởi những lí do sau:

  1. Thụy Sỹ là “cái nôi” của du lịch tại Châu Âu, thú hút số lượng lớn khách du lịch và tạo cho sinh viên môi trường thực hành tuyệt vời.
  2. Chương trình đào tạo đi từ những kĩ năng nhỏ như dọn phòng, phụ bếp, pha chế rượu,…rồi mới dạy tới kĩ năng quản lý – giúp sinh viên nắm rõ từng vấn đề, từng khía cạnh khi quản trị một nhà hàng, khách sạn,..
  3. Các trường đào tạo đều được xây dựng với các phòng thực hành theo tiêu chuẩn khách sạn/khu nghỉ dưỡng 4 sao trở lên.
  4. Cho phép sinh viên đi thực tập 6 tháng mỗi năm học; giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm thực tiễn, đồng thời tiết kiệm chi phí học tập.

Hiện tại, hệ thống trường đào tạo tại Thụy Sỹ cũng có các trường Công lập quy mô lớn, đào tạo tổng hợp nhiều ngành nghề và các trường tư thục với quy mô nhỏ hơn, đào tạo tập trung một số ngành nhất định. Tuy nhiên, toàn bộ các trường tại Thụy Sỹ đều được quản lý sát sao, đảm bảo chất lượng giáo dục cho sinh viên.

III/ Đời sống sinh viên

  • Loại hình nhà ở: Sinh viên quốc tế học tập tại Thụy Sỹ có thể ở tại kí túc xá hoặc thuê trọ ở ngoài. Tuy nhiên, một số trường có yêu cầu sinh viên bắt buộc phải ở tại kí túc xá của trường. Điều đặc biệt là không giống với các quốc gia khác, chi phí ở tại kí túc xá tại các trường Thụy Sỹ thường thấp hơn so với thuê trọ bên ngoài; do đó các bạn sinh viên hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề nhà ở.
  • Chi phí sinh hoạt: Học tập tại Thụy Sỹ, các bạn sinh viên sẽ cần lưu ý một số khoản chi phí chính sau:

 

Khoản phí Chi phí/ tháng
Nhà ở 400 – 800 CHF
Ăn uống 300 – 400 CHF
Đi lại 50 – 100 CHF
Giải trí 100 – 250 CHF

 

Các khoản chi phí này có thể cao hoặc thấp hơn tùy vào thói quen chi tiêu của sinh viên.

  • Cơ hội làm thêm: Sinh viên quốc tế không được phép làm thêm tại Thụy Sỹ. Tuy nhiên, nếu trong khóa học có chương trình thực tập, sinh viên sẽ được đi thực tập với mức lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ Thụy Sỹ là 2,100 CHF/tháng. Đặc biệt, với sinh viên du học ngành Quản trị Du lịch Khách sạn, mỗi năm học sẽ được nhà trường hỗ trợ đi thực tập hưởng lương 4-6 tháng theo đúng chuyên ngành.
  • Cơ hội trải nghiệm: Học tập tại Thụy Sỹ, sinh viên sẽ được trải nghiệm cuộc sống trong một môi trường trong lành, yên bình bậc nhất thế giới. Không những thế, các bạn còn có cơ hội du lịch 28 quốc gia trong khối Liên minh Châu Âu (EU) mà không cần visa. Hãy thử tưởng tượng vào cuối tuần hay trong các kì nghỉ, bạn chỉ cần xách balo, nhảy lên xe bus hay lên tàu là có thể tới Pháp, Đức hay Ý một cách dễ dàng. Thật tuyệt vời phải không nào?

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:


CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN GIÁO DỤC QUỐC TẾ TH

Trụ sở: Số 36 ngách 254/45 đường Bười, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

Hotline: 0989 991 881 – 0916873638

VPGD: Số 277 phố Đội Cấn, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội

Hotline: 0989 055 798 | Tel: 0243.722.1141 – 0243.8346.785

Email: info@th-education.vn | tuvanduhoc@th-education.vn

Website: www.th-education.vn

 

 

CHÍNH SÁCH VISA THỤY SĨ

Với những ưu điểm tuyệt vời trong việc học, Thụy Sỹ đang ngày càng thu hút sinh viên Việt Nam tới sinh sống và học tập. Tuy nhiên, để có thể thực hiện ước mơ du học Thụy Sỹ, các bạn sẽ cần xin Visa Du học Thụy Sỹ với những lưu ý sau:

1/ Các bước xin Visa Du học Thụy Sỹ

  • Bước 1: Xin học tại một trường/ tổ chức giáo dục được công nhận tại Thụy Sỹ

Đây là bước tiên quyết đầu tiên mà các bạn sinh viên cần thực hiện. Các bạn sẽ cần điền đơn xin nhập học, đồng thời gửi các giấy tờ cần thiết mà nhà trường yêu cầu (hộ chiếu, bằng cấp, bảng điểm bậc học cao nhất,…). Nếu như được nhận học, trường sẽ gửi cho bạn một thư mời học, trong đó ghi rõ thông tin khóa học đăng ký, ngày bắt đầu khóa học, các khoản phí cần đóng (nếu có),…

  • Bước 2: Đóng tiền học và nhận thư mời học chính thức

Sau khi nhận được thư mời, các bạn sinh viên sẽ cần đóng học phí (đặt cọc) theo đúng những gì đã in trong thư mời học cho trường. Đây sẽ là một bằng chứng thể hiện cam kết học tập cũng như khả năng tài chính của sinh viên. Sau khi nhận được học phí khoảng 4 – 10 ngày, trường sẽ gửi lại sinh viên một thư mời học chính thức, được coi như giấy xác nhận đóng học và chính thức nhận sinh viên là học sinh của trường. Thư mời học chính thức sẽ là một giấy tờ quan trọng để xin Visa du học Thụy Sỹ.

  • Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ xin Visa

Đây là bước quan trọng nhất, quyết định phần lớn thành công trong việc xin Visa của bạn. Bởi vậy, bạn sẽ cần chuẩn bị hồ sơ thật cẩn thận và kĩ lưỡng. Theo yêu cầu của Chính phủ Thụy Sỹ, sinh viên Việt Nam sẽ cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  1. Đơn xin Visa Du học theo mẫu của Lãnh Sự Quán
  2. Hộ chiếu (còn hiệu lực ít nhất 6 tháng)
  3. Giấy tờ cá nhân: Giấy khai sinh, Chứng minh thư, Hộ khẩu, Sơ yếu lý lịch
  4. Ảnh thẻ 4×6
  5. Giấy xác nhận nhập học của trường tại Thụy Sỹ
  6. Giấy xác nhận đóng học phí của trường tại Thụy Sỹ
  7. Học bạ, bằng cấp bậc học cao nhất
  8. Chứng chỉ ngoại ngữ (nếu có)
  9. Giấy tờ chứng minh tài chính: Xác nhận công việc của người bảo lãnh, bảng lương, sổ đỏ, sổ tiết kiệm,… cùng thư bảo lãnh của cha mẹ
  10. Thư trình bày quan điểm của sinh viên, trong đó nêu rõ: nguyên nhân muốn học tại Thụy Sỹ và kế hoạch học tập tại Thụy Sỹ và dự định tương lai sau khi kết thúc khóa học, cam kết rời khỏi Thụy Sỹ sau thời gian học tập.
  11. Lệ phí xin Visa

Toàn bộ những hồ sơ này cần được dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức hoặc tiếng Ý và công chứng bởi cơ quan có thẩm quyền.

Nếu chương trình học bằng tiếng Anh, sinh viên sẽ phải có chứng chỉ IELTS tối thiểu 4.5.

  • Bước 4: Nộp đơn xin Visa

Từ ngày 10/6/2015, Chính phủ Thụy Sỹ có quyết định mới, yêu cầu toàn bộ sinh viên muốn xin Visa cư trú dài hạn tại Thụy Sỹ phải tự nộp hồ sơ tại Tổng Lãnh Sự Quán Thụy Sỹ (TP. Hồ Chí Minh). Chính bởi vậy, sau khi đặt lịch hẹn với Lãnh Sự Quán, các bạn sinh viên miền Bắc sẽ cần bay vào TP. Hồ Chí Minh để nộp đơn cùng hồ sơ xin Visa Du học Thụy Sỹ của mình. Đồng thời, Chính phủ Thụy Sỹ quy định chỉ sinh viên biết ít nhất một ngoại ngữ (Anh, Đức, Pháp hoặc Ý) mới được nộp hồ sơ.

  • Bước 5: Phỏng vấn xin Visa (nếu có)

Sau khi nộp hồ sơ, các bạn sinh viên có thể sẽ được hẹn để phỏng vấn trực tiếp tại Lãnh Sự Quán. Cuộc phỏng vấn sẽ diễn ra bằng tiếng Anh, tiếng Đức hoặc tiếng Pháp; nhằm đánh giá khả năng và mục đích học tập của sinh viên tại Thụy Sỹ. Đây được coi là cơ hội cuối cùng để bạn thể hiện bản thân và quyết định trực tiếp tới kết quả Visa.

  • Bước 6: Nhận kết quả Visa

Sau khi đã xem xét đủ hồ sơ và năng lực học tập của sinh viên, Lãnh Sự Quán sẽ tiến hành xét duyệt hồ sơ và trả kết quả trong khoảng 1 – 3 tháng. Khi có thông báo nhận Visa, sinh viên sẽ cần gửi hộ chiếu gốc tới Lãnh Sự Quán để dán Visa chính thức. Sau khoảng 1 tuần, Lãnh Sự Quán sẽ gửi lại hộ chiếu cho sinh viên.

2/ Một số lưu ý về Visa du học Thụy Sỹ

  • Cơ quan xét duyệt:

Tuy Tổng Lãnh Sự Quán là cơ quan nhận hồ sơ và đơn xin Visa, nhưng Chính quyền bang mà học sinh sẽ tới mới là cơ quan xét duyệt Visa. Hồ sơ Visa sinh viên sẽ được gửi tới cơ quan chức năng tại Thụy Sỹ để quyết định và Cảnh sát phụ trách ở mỗi tiểu bang có thể sẽ yêu cầu sinh viên bổ sung thêm thông tin hoặc giấy tờ nếu cần thiết. Chính bởi vậy mà thời gian xét hồ sơ của sinh viên có thể lên tới 3 tháng.

  • Lệ phí xét Visa: 60 Euro (nộp bằng VNĐ). Lệ phí này không hoàn trả trong bất cứ trường hợp nào.
  • Thời gian nộp đơn xin Visa: Sinh viên được phép nộp hơn xin Visa tối đa 30 ngày trước ngày dự định
  • Làm thêm: Sinh viên không được phép làm thêm tại Thụy Sỹ trong suốt quá trình học, trừ trường hợp trong khóa học có chương trình thực tập, sinh viên sẽ được đi thực tập hưởng lương.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:


CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN GIÁO DỤC QUỐC TẾ TH

Trụ sở: Số 36 ngách 254/45 đường Bười, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

Hotline: 0989 991 881 – 0916873638

VPGD: Số 277 phố Đội Cấn, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội

Hotline: 0989 055 798 | Tel: 0243.722.1141 – 0243.8346.785

Email: info@th-education.vn | tuvanduhoc@th-education.vn

Website: www.th-education.vn