TÌM HIỂU VĂN HÓA NHẬT BẢN CÙNG DU HỌC TH EDU

Nhật Bản đất nước với nền kinh tế phát triển với những nét văn hóa đặc trưng từ đó đã tạo nên khí chất của con người nơi đây. Tìm hiểu và hòa mình vào nền văn hóa Nhật Bản để cảm nhận được sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại. Cùng chúng tôi điểm qua những nét văn hóa đặc trưng của đất nước mặt trời mọc trong bài viết dưới đây nhé. 

Văn hóa ăn uống của người Nhật

Một trong những điều bạn cần phải học khi tới Nhật Bản làm việc hoặc học tập đó chính là văn hóa ăn uống của họ. Ngoài những nét văn hóa đặc trưng khác thì trong việc ăn uống người Nhật khá kỹ tính. Nắm vững được văn hóa này sẽ giúp bạn thích ứng nhanh hơn và không bị ngại ngùng khi dùng bữa cùng người Nhật.

1 – Văn hóa trong khi ăn

Trước tiên là cách dùng đũa. Về cơ bản thì cách dùng đũa giống với người Việt nhưng người Nhật có một vài điều tránh khi dùng đũa. Đó là tránh cầm đũa trước khi nhấc bát lên. Nếu chuyển sang bát khác thì đặt đũa xuống rồi mới đổi bát, không đưa đũa qua lại chạm vào thức ăn nếu không gắp, không truyền thức ăn từ đũa này sang đũa khác, không gắp chung thức ăn trong đĩa, không dùng đầu đũa xuyên qua thức ăn, thọc đũa và thức ăn vì người Nhật cho rằng xúc phạm tới người nấu.

Trong khi ăn không được để thức ăn thừa với họ đây là hành vi bất lịch sự. Nếu ăn không hết nên gói mang về. Không trộn wasabi với nước tương. Không cắn đôi thức ăn, hạn chế đặt món ăn còn dở trên bàn. Nếu thức ăn mà to quá khi ăn bạn nên lấy tay che miệng lại. Bạn không dùng tay đỡ đồ ăn rơi, người Nhật cho rằng đây là hành động không đẹp mắt và nên tránh.

2 – Văn hóa uống rượu

Ở Nhật chỉ uống rượu khi tất cả mọi người đều có đầy đủ. Nếu được bề trên rót rượu bề dưới phải cầm ly 2 tay. Hoặc khi bạn rót rượu cho bề trên thì bạn cầm chai bằng 2 tay. Nếu người lớn tuổi trao một ly cạn đến cho bạn thì có nghĩa người đó sẽ mời bạn 1 ly đầy và bạn phải uống. Nếu bạn uống cạn ly bạn trả cho người mời bạn, nếu giữ lại thì bạn bị xem như hành động khiếm nhã. Nếu uống rượu cùng người lớn tuổi thì người Nhật thường xoay lưng lại và sau đó mới uống, đây chính là thể hiện sự tôn trọng đối phương.

Văn hóa ăn uống của người Nhật

3 – Văn hóa sau khi ăn xong

Sau khi ăn xong thì bạn xếp bát đũa theo trật tự ban đầu khi dọn ra, úp nắp lại và đặt đũa và đúng vị trí. Người Nhật ăn xong thường nói cảm ơn bữa ăn với đầu bếp và các nguyên liệu chế biến món ăn. Thường thì ăn xong chúng ta hay xỉa răng và tăm để trên bàn, nhưng người Nhật lại để ở nhà vệ sinh, vì họ ngại xỉa răng trước mặt người khác. Họ vào nhà vệ sinh để có thể làm sạch răng miệng tối đa mà không ai nhìn thấy.
Ăn xong người Nhật thường lau tay bằng khăn tay và không quên nói “Gochisosamadeshita” – cảm ơn bữa ăn ngon, kể cả bạn ăn ở nhà cũng vậy, đây là văn hóa rất đặc trưng của người Nhật.

4 – Một vài quy tắc ăn uống khác

Khi ăn thì người Nhật thường để tay ngay ngắn ở trên bàn mà không đặt lên đùi hay chỗ khác
Họ nhai rất nhỏ nhẹ, tránh phát ra những tiếng kêu lớn ảnh hưởng người khác
Không bao giờ xì mũi ở những nơi ăn uống công cộng
Luôn ăn hết phần đồ ăn trong bát của mình không bao giờ bỏ thừa thức ăn
Không đổ trực tiếp nước hoặc đồ chấm vào thức ăn mà cho vào bát riêng
Gặp thức ăn cho người cùng bàn nên lấy đũa mới và không chà đũa vào nhau.
Không dơ đồ ăn cao hơn miệng và đây là hành động bất lịch sự
Không bỏ vỏ hải sản vào một bát khác mà đựng ngay ở bát hải sản đó.
Không úp ngược nắp của những bát tô, không đặt đũa ở trên bát của mình phải dùng gác đũa.
Nói chung văn hóa ăn uống của người Nhật cũng khá giống với người Việt bạn chỉ cần lưu ý một vài điểm khác biệt để có thể thích ứng nhanh hơn nhé.

Văn hóa chào cúi đầu của người Nhật

Người Nhật nổi tiếng với đức tính nguyên tắc và rất lịch sự, bởi vậy muốn gây ấn tượng từ ban đầu với họ thì học hỏi văn hóa cúi đầu vô cùng cần thiết. Bất kể bạn là, bạn là người như thế nào thì lần đầu gặp gỡ luôn có cái cúi đầu chào hỏi rất lịch sự. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về văn hóa chào cúi đầu của người Nhật Bản ngay sau đây.

1 – Ý nghĩa văn hóa cúi đầu chào của người Nhật

Nét văn hóa giao tiếp đặc trưng đầu tiên của người Nhật đó là cúi chào. Cúi chào thể hiện lòng kính trọng của họ với người có địa vị, lớn tuổi. Với bạn bè thể hiện sự thân thiết, ngoài ra, với những bạn bè ngoài cúi chào họ thường có thói quen vẫy tay chào.
Theo đó người Nhật bản thường kết hợp cúi đầu chào với những câu nói quen thuộc là Ohayo Gozaimasu.” hay “Ohayo” với ý nghĩa “Xin chào”, hay “Arigatou” là “Xin cám ơn” và thường nói những câu này sau khi cúi đầu chào xong.

2 – Các tư thế cúi đầu chào của người Nhật

Không phải cúi đầu chào thế nào cũng được, với người Nhật có những nguyên tắc cả đấy. Họ cho rằng tư thế là yếu tố quan trọng, khi cúi đầu thì phải cúi thấp người từ eo – thắt lưng trở lên và phải đứng thẳng với phần đầu gối khép lại nhau. Khi có người khác chào cúi đầu bạn bạn cũng phải đáp lễ. Bạn sẽ không phải làm việc này khi bạn có chức vị thật cao hoặc là trưởng bối của người ấy. Có các kiểu cúi đầu chào như sau:

Văn hóa chào hỏi của người Nhật

Khẽ cúi đầu chào Eshaku: áp dụng khi chào hỏi người cùng độ tuổi, tầng lớp hay địa vị xã hội nhằm thể hiện sự gắn kết, thân mật. Bạn chỉ cần cúi chào tầm 15 độ hai tay để hông. Đây là kiểu chào áp dụng nhiều trong ngày của người, thường họ cúi chào trang nghiêm ở lần đầu còn lần sau khẽ cúi chào là được.
Cúi chào bình thường Keirei: đây là kiểu chào sang trọng hơn, được dùng khi chào hỏi cấp trên, người lớn tuổi hoặc khách hàng hay đối tác làm ăn. Bạn sẽ cúi người từ 30 – 35 độ từ 2-3s, nếu ngồi sàn chào thì hai tay phải úp xuống mặt đất và cách nhau 10 – 20cm. khoảng cách đầu tới sàn 10 – 15cm.
Cúi chào trang trọng nhất Saikeirei: thể hiện sự tôn trọng cao nhất cho đối phương, niềm biết ơn, kính trọng với các bậc thần phật, chúa trời, quốc kỳ, ông bà, cha mẹ … người Nhật cúi rất thấp 45 – 60 độ và giữ nguyên khoảng 3s và lâu hơn tùy trường hợp .
Đó là 3 tư thế cúi chào phổ biến tại Nhật. Bạn có thể học hỏi và áp dụng đúng vào hoàn cảnh của mình nhé.

3 – Một vài lưu ý quan trọng trong văn hóa cúi đầu chào

Cúi đầu chào ở Nhật không hề đơn giản mà bạn cần phải học thật kỹ để gây ấn tượng với người Nhật Bản. Một vài lưu ý quan trọng như:
Không nhìn vào mắt đối phương vì người Nhật cho rằng mất lịch sự, không tôn trọng.
Không nói quá nhiều trong các cuộc hội thoại thay vì đó lắng nghe nhiều hơn
Họ thường áp dụng cách nói giảm nói tránh không nói trực tiếp
Vẫy tay chào nên để bàn tay thẳng đốt tay chạm nhau.
Biếu quà cho lần mới gặp gỡ như café, bánh quy .. là cách làm quen của người Nhật.
Trang phục giao tiếp đề cao sự ý tứ, kín đáo, sạch sẽ và không bị nhàu nát.
Trong bữa tiệc xã giao nam thường mặc vest đen với cavat nữ mặc váy, quần tây, áo so mi và đi giày cao gót.

Văn hóa cúi chào của người Nhật Bản

Văn hóa giao thông công cộng của người Nhật Bản

Nổi tiếng là một đất nước phát triển bậc nhất tại Châu Á, Nhật Bản không chỉ có nền kinh tế phát triển mà còn là quốc gia tạo ra những nền văn hóa thực sự ấn tượng và quy củ, trong số đó không thể không nhắc tới văn hóa giao thông công cộng. Vậy nền văn hóa này có gì đặc biệt, cùng tìm hiểu chi tiết hơn ở bài viết sau đây.

1 – Văn hóa giao thông với bộ quy tắc chung nghiêm ngặt

Phương tiện giao thông tại Nhật phải di chuyển ở bên trái trong khi tay lái vẫn ở bên phải.
Khi có đèn đỏ thì bất kỳ phương tiện nào cũng không được rẽ.
Nếu bạn muốn thay đổi làn đường thì phải nháy đèn xi nhan, tất cả các phương tiện giao thông sẽ phải nháy đèn xi nhan trước 3s trước khi muốn nhập làn cùng phương tiện khác.
Hầu như họ không bấm còi, những loại xe lớn sẽ ưu tiên cho xe nhỏ và người đi bộ được ưu tiên nhất.
Quy định mọi người bắt buộc phải dùng dây an toàn khi lái xe, đi bên trái, người đi bộ đi bên phải.
Và tình trạng chen lấn, tắc đường, tranh nhau vượt trước gần như không xuất hiện tại Nhật Bản. Đường xá luôn rất khoa học và tất cả mọi người đều có ý thức bảo vệ giao thông.

Văn hóa giao thông của người Nhật

2 – Văn hóa giao thông đối với từng phương tiện khác nhau

Quy tắc giao thông với người đi bộ

Người đi bộ phải tuân thủ các tín hiệu đèn giao thông, nếu cố tình vi phạm bị phạt nặng hoặc ảnh hưởng tới sự an toàn của mình.
Nếu có vỉa hè người đi bộ phải đi lên vỉa hè còn không có thì phải đi bên phải đường.
Không bằng qua đường từ giữa các xe đang dừng và đậu lại
Người đi bộ sẽ được các phương tiện khác nhường đường, khi họ đã lên tới vỉa hè rồi mới đi tiếp.

Quy tắc giao thông với người đi xe đạp

Đối với người đi xe đạp cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống biển báo, đèn tín hiệu giao thông.
Bạn chỉ được phép đi xe đạp 1 mình không được chở thêm người khác trên xe.
Khi đi xe đạp thì phải đi bên phải đường và không đi song song cùng với các phương tiện khác.
Bạn không nên đi xe đạp vào buổi tối nếu như có thì phải bật đèn hay gắn các thiết bị phản quang để có thể cảnh báo các phương tiện khác tránh gây nguy hiểm.

Quy tắc giao thông với người đi xe máy, ô tô

Đối với người đi xe máy hay ô tô thì cũng phải tuân thủ hoàn toàn tín hiệu và đèn báo.
Bạn không được phép lái xe khi chưa có bằng lái hay khi uống rượu bia, lỗi này sẽ bị xử phạt cực kỳ nặng. Nếu phát hiện có thể bị tước bằng vĩnh viễn, không có cơ hội hối lỗi.
Khi lên ô tô thì tất cả người lái hay người ngồi đều phải thắt dây an toàn
Người đi xe máy không được chở thêm người khác và chỉ được đi một mình.
Lái xe ô tô tuyệt đối không sử dụng điện thoại. Phải nhường đường cho người đi bộ.

Văn hóa giao thông công cộng ở Nhật Bản

Tàu điện ngầm: Ở nhật tàu điện ngầm luôn có 1 lối đi riêng cho người tàn tật. Khi tàu đến thì người xuống tàu xuống trước, người chờ tàu giãn rộng quanh cửa và xếp hàng, theo thứ tự. Chỗ ngồi trên tàu ai đến sớm ngồi trước tuy nhiên thì ở đây luôn có ghế ưu tiên cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, người khuyết tật, bạn không được để hành lý trên ghế. Cấm hút thuốc, vứt rác, ăn uống, nói chuyện.

Xe bus công cộng: Lên xe bus phải theo hàng lối, giữ trật tự. Tài xế trên 38 tuổi mới được lái. Nếu uống rượu bia lái xe bị phạt cực nặng.
Thang cuốn: Thang cuốn cũng là hình thức giao thông được sử dụng phổ biến ở Nhật. Khi đi thang cuốn không được dàn hàng 2 bên, không tụ tập ở 2 đầu thang máy và bạn phải xếp hàng. Đứng gọn về một bên thang.

Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN GIÁO DỤC QUỐC TẾ TH

Trụ sở: Số 36 ngách 254/45 đường Bười, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

Hotline: 0989 991 881 – 0916873638

VPGD: Số 277 phố Đội Cấn, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội

Hotline: 0989 055 798 | Tel: 0243.722.1141 – 0243.8346.785

Email: info@th-education.vn | tuvanduhoc@th-education.vn

Website: www.th-education.vn

Facebook: www.facebook.com/TH.edu.vn